Giới thiệu về thị trường chứng khoán

Bạn có muốn mình là chủ của một doanh nghiệp mà không phải xuất hiện trong khi làm việc? Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ ngồi một chỗ và thu lợi tức cổ phiếu khi đồng tiền luân chuyển cùng với sự phát triển của công ty.

Bối cảnh hình thành thị trường chứng khoán

Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển và ra đời của mỗi loại hình hàng hoá, dịch vụ đều bắt nguồn từ cái đơn giản nhất, đó chính là “nhu cầu” của con người.

Doanh nhân với vấn đề quay vòng vốn

Doanh nhân có thể có đủ vốn lưu động cho vòng quay đầu nhưng đến vòng thứ hai, thứ ba, họ phải đi vay vốn lưu động để duy trì sản xuất. Vòng quay càng dài thì càng phải vay nhiều.

Cơ sở trao đổi giữa doanh nghiệp và công chúng: đền bù rủi ro kinh doanh

Doanh nhân cần vốn ngắn, vốn dài, nhưng hàng làm ra có thể không bán được, bị hỏng, bị mất. Hàng mất thì không có doanh thu. Cho nên công việc làm ăn của doanh nhân luôn luôn có rủi ro, gọi là rủi ro kinh doanh.

Bước phát triển của thị trường chứng khoán

Khi đã có các yếu tố chuẩn bị này thì hệ thống tài chính làm trung gian phải có phương tiện và kỹ thuật tương ứng giúp công chúng và doanh nhân trao đổi với nhau được.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Vấn đề “giá trị thực” và “giá trị ảo” của cổ phiếu

        Vấn đề “giá trị thực” và “giá trị ảo” của cổ phiếu (CP) đã được các chuyên gia phân tích đề cập khá nhiều và đồng thời cũng là câu hỏi mà tất cả công chúng đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn “giá trị thực” đều dựa trên những thông tin thiếu chính xác và khó có thể coi là “thực”. Có nhiều nhà đầu tư “nói về “giá trị thực” của CP mà không biết rõ lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh và tài chính của công ty phát hành CP ra sao, triển vọng tăng trưởng thếnào… Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về “giá trị thực” trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thông nhất với nhau “giá trị thực” được tính như thế nào. Vậy “giá trị thực” là gì?

       Với phương pháp DCF (định giá CP thông qua chiết khấu luồng thu nhập), sử dụng Po (giá trị tài sản ròng vào thời điểm niêm yết) và E (lợi nhuận ước tính của doanh nghiệp trong 5 năm) để tính giá trị thực. Tuy nhiên, liệu kết quả có “thực” không khi:

Vấn đề “giá trị thực”

       Giá trị tài sản ròng hoàn toàn dựa trên giá trị sổ sách, không có liên hệ nhiều với giá trị thị trường của những tài sản này tại thời điểm niêm yết và chịu ảnh hương rất nhiều bởi các chính sách kế toán được áp dụng trước đó.

-     Lợi nhuận trong tương lai chỉ là ước tính dựa trên giá định của từng cá nhân.

-    Giá trị sinh lợi của doanh nghiệp từ sau năm thứ 5 hoàn toàn bị “quên” và không được tính vào giá trị “thực”, trong khi phần giá trị này là không nhỏ trong toàn bộ giá trị nội tại của một doanh nghiệp…



Hạn chế của kỹ thuật phân tích đầu tư bằng hệ số

        Các hệ số tài chính chỉ cung cấp một phần thông tin cần thiết để đánh giá hoạt động và hiệu quả chung của một công ty. Các yếu tố thống kê khác như rủi ro, cần được tính đến để có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một công ty.

        Ngoài ra, việc so sánh các hệ số có thể dẫn đến sai làm một số phép tính. Một công ty có thể đã thông qua các chuẩn mực kếtoán mới, tức là công ty này đã chuyển từ cách đánh giá hàng dự trữ FIFO (nhập trước xuất trước) sang LIFO (nhập sau xuất trước). Công ty có thể đã đổi từ phương pháp khấu hao trực tuyến sang phương pháp khấu hao tăng tốc. Thông qua việc sáp nhập, công ty có thể được xác định thuộc ngành công nghiệp mối. Tương tự, giá trị tài sản của công ty có thể được khai chưa đúng giá trị do lạm phát cao. Một vài số liệu ngành có thể cũng đã sai lệch, đặc biệt nếu các số liệu trung bình có tính đến nhiều công ty nhỏ, yếu về tài chính.

         Bạn cũng cần thận trọng để đánh giá loại nợ mà công ty bạn đang nghiên cứu phải gánh chịu. Nếu các khoản vốn được huy động bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi đã đến hạn thanh toán hoặc được chuyển đổi sóm, thì việc giải thích hệ số D/E sẽ khác với khi nợ thể hiện bằng các đợt trái phiếu có lãi suất cố định. Tương tự, một số công ty có thể huy động vốn đầu tư của mình bằng các khoản thuế ngắn hạn. Do đó, một số hệ số tài chính sẽ được công bốkhông chính xác do kết quả của cơ cấu tài chính này. Điều này đặc biệt đúng đối với hệ số thu nhập trên đầu tư ROI.

Hạn chế của kỹ thuật phân tích

         Cũng nên thận trọng khi sử dụng các dữ liệu được công bố, vì các số liệu ngành đôi khi chỉ thể hiện cho các công ty hoạt động tốt nhất và có tình hình tài chính khả quan. Ngoài ra, việc phân loại các công ty cụ thể thành một ngành là rất khó khăn, vì hầu hết các công ty đều có dây chuyền sản xuất khác nhau. Vấn đề này có thể làm sai lệch so sánh các hệ số của công ty với các hệ sô của ngành.

         Ngoài ra, cũng nên dè chừng với các công ty tìm cách thao túng những con số của mình bằng cách bán tài sản của mình hay những thủ thuật đối với chi phí thay thế. Mặc dù nghiệp vụ  kế toán đã được cải tiến nhằm giải quyết các vấn đề này, nhưng có nhiều cách giải thích và phương pháp khác nhau trong việc lập các báo cáo tài chính có thế che giấu điểm mạnh hay điểm yếu thực tê của một công ty. Do vậy, khi thực hiện phân tích các báo cáo tài chính và các hệ số tài chính, cần phải biết rằng các nhà phân tích và các nhà quản lý có thể đưa ra các giải thích khác nhau. Tóm lại, cần thận trọng khi phân tích một công ty dựa trên cơ sở các hệ số tài chính và phải tính đến các hạn chế có liên quan đến các hệ số này.



Kỹ thuật phân tích đầu tư bằng hệ số

         Mỗi hệ số đề cập ở các phần trước chỉ cung cấp một số thông tin về mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Tuy nhiên, như các bạn biết, việc phân tích tài chính đặc biệt có ý nghĩa khi bạn có một số chuẩn mực để có thể so sánh với các hệ số của một công ty, bạn không chỉ muốn xem khả năng sinh lòi, khả năng thanh toán, tình trạng nợ và các môi liên hệ hoạt động của một sông ty là cao hay thấp, và các yếu tố này đang được cải thiện hay xấu đi, mà bạn còn muốn xác định mức độ hiệu quả hoạt động của cồng ty đó so với các đối thủ cạnh tranh khác, so với ngành hay so với công ty hoạt động tốt nhất cùng ngành.

        Mặc dù nhà quản lý của một công ty có thề tính toán các hệ số của các công ty khác, những các thông tin này đã có sẵn từ các nguồn công khai, chẳng hạn như: Niên giám các hệ số tài chính công nghiệp và kinh doanh, các hệ số kinh doanh chủ yếu, các trang tài chính công ty của các cơ quan định mức tín nhiệm… Các nguồn này cung cấp các hệ số của từng công ty và ngành có thể dùng để so sánh.

        Người ta có thể so sánh những hệ số tài chính chuẩn này với các hệ số của một công ty nào đó để xem chúng khác nhau hay tương tự.

Kỹ thuật phân tích đầu tư

        Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ của công ty giảm, một phần do tỷ lệ nợtrên vốn cổ phần tăng mạnh, nhưng vẫn lớn hơn mức trung bình của ngành. Hơn nữa, bạn có thể thấy ngay rằng nói chung khả năng thanh toán và sinh lợi cũng như khả năng trả nợ lại lớn hơn các công ty cùng ngành. Có một điểm kém hấp dẫn là biến động trong đòn bẩy tài chính của công ty (nợ trên vốn cổ phần), hệ số này đã lên đến 45% và vào thời điểm năm 2005 đã cao hơn hẳn mức trung bình của ngành. Yếu tố này cho thấy rằng trong tương lai công ty nên phát hành cổ phiếu hơn là trái phiếu nhằm giữ hệ số nợ trên vốn tương đương với mức hợp lý của ngành.

          Bảng cũng cho thấy mặc dầu tỷ lệ tăng trưởng của công ty tương đương với mức trong toàn ngành nhưng tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) lại cao hơn, chủ yếu là khả năng thanh toán cũng như danh tiếng của công ty vượt trội so với toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh đổi rủi ro lợi nhuận của công ty vào năm 1998 tương đương mức toàn ngành như đã thấy trong hệ số đồng biến thiên. Các nhà đầu tư hiển nhiên nhận thấy sự tăng trưởng trong tỷ lệ nợ trên vốn là đáng báo động, do vậy, tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) giảm từ 10,5 năm 1998 xuống 10,0 năm 2005, trong khi đó tỷ lệ P/E của ngành không thay đổi trong cùng kỳ.

        Việc chi tiết hoá các hệ số như trong bảng 5 giúp các công ty chỉ ra được những điểm yếu và điểm mạnh trong hoạt động cuả mình. Như vậy, việc phân tích các hệ số cung cấp cho các nhà quản lý những công cụ để cải thiện và phát triển hoạt động của công ty.



Vấn đề sử dụng hệ số P/E

       Với phương pháp sử dụng hệ số P/E cũng nảy sinh một số vấn đề:

-    Liệu E (lợi nhuận trên mỗi CP của dqanh nghiệp) có phản ánh đúng lợi nhuận “thực” không hay còn chịu ảnh hưởng của các chính sách kế toán được áp dụng?

-    Nên sử dụng E của năm tài chính trước, của 12 tháng kinh doanh gần nhất hay của năm tài chính hiện thời? 

    Liệu hệ số so sánh có phản ánh đúng giá trị “thực” của toàn ngành hay toàn thị trường mà doanh nghiệp hoạt động?

-     Liệu hệ số P/E có cần điều chỉnh so với thực tế của doanh nghiệp hay không?

     Một điểm cần lưu ý nữa là việc sử dụng thuật ngữ “giá trị thực” của CP là chưa chuẩn xác bởi cụm từ “Intrinsic value” mà các nhà chuyên môn sử dụng trong trường hợp này có nghĩa đúng hơn là “giá trị nội tại”.

     Thuật ngữ “giá trị thực” có thể sử dụng lẫn lộn với “giá trị nội tại” khi nói đến các công cụ tài chính đơn giản và xác định như trái phiếu, tín phiếu… nhưng lại không được phép lẫn lộn khi đề cập đến công cụ tài chính là CP.

Vấn đề sử dụng hệ số P/E

     “Giá trị nội tại” của một công ty được định nghĩa là giá trị chiết khấu của luồng tiền mà công ty đó có thể đem lại trong tương lai. Tuy nhiên để tính giá trị này hoàn toàn không đơn giản. Chỉ có thể ước tính giá trị này trên cơ sở những thông tin và giả định hiện có, bên cạnh đó phải điều chỉnh ước tính nàyngay khi những thông tin và giả định này thay đổi.

       Hai người với cùng có những thông tin như nhau khó tránh khỏi việc đưa ra những giá trị ước tính khác nhau. Vì vậy việc khẳng định giá chứng khoán đã “vượt quá giá trị thực” và kỳ vọng các nhà đầu tư khác cũng thừa nhận kết luận này là một ý tưởng hết sức chủ quan.

        Đã đến lúc cần thay đổi cách sử dụng thuật ngữ “giá trị thực” và thay vào đó là một thuật ngữ mang tính chuyên môn hơn – “giá trị nội tại” có lẽ là một thuật ngũ thích hợp. Bản thân thuật ngữ này sẽ nhắc nhở cho tất cả các nhà đầu tư, các nhà chuyên môn và các nhà quản lý rằng: nhận định về giá trị một doanh nghiệp luôn mang tính chủ quan, nhận định này sẽ được đánh giá và thưởng phạt xứng đáng thông qua một thị trường hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của các nhà quản lý, nơi mà người mua và người bán sẽ là những người quyết định giá của hàng hóa họ đang mua bán.




Cổ tức và tỷ suất cổ tức

      Cổ tức là khoản tiền mà các công ty trích ra từ lợi nhuận để trả cho cổ đông. Người ta thường tính cổ tức trên một cổ phiếu. Tuy nhiên khi so sánh cổ tức giữa các công ty, bạn lại phải quan tâm tới tỷ suất cổ tức. Đây là một tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ cổ tức bạn sẽ nhận được so với số tiền bạn phải trả để mua cổ phiếu. Ví dụ, nêu bạn nhận được 2 đôla Mỹ hàng năm từ mỗi cổ phiếu và thị giá cổ phiếu là 50 đôla thì tỷ suất cổ tức sẽ là 4%. Không phải bất cứ cổ phần nào cũng đem lại cho bạn cố tức. Nếu một công ty đang tăng trưởng nhanh có thê làm lợi cho các cổ đông bằng cách tái đầu tư, trong trường hợp đó, nó sẽ không trả cổ tức. Ví dụ công ty Microsoft không trả cổ tức nhưng các cổ đông của công ty không hề phàn nàn gì về điều này. Một cô phiếu không được trả cổ tức không hẳn là cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ.Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư muốn được trả cổ tức, đặc biệt là các nhà đầu tư ở tuổi sắp nghi hưu, vì cả lý do thu nhập và an toàn.

tỷ suất cổ tức

     Tuy nhiên, bạn cũng không nên chỉ tìm mua những cố phiếu có tỷ suất cổ tức cao bởi vì bạn có thể sẽ nhanh chóng gặp rắc rối. Giả sử cổ phiếu nói trên có cổ tức 2 đôla và tỷ suất cổ tức 4%, tức là cao hơn hẳn tỷ suất trung bình của thị trường (2%). Điều này không có nghĩa là mua cổ phiếu đó là tốt nhất. Hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu công ty đó không thực hiện được kế hoạch thu nhập và giá cổ phiếu sụt trong vòng 1 đêm từ 50 xuống còn 40 đôla một cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là giá cô phiếu giảm 20% và đẩy tỷ suất cổ tức lên tới 5% (2đôla/40 đôla). Liệu bạn có muốn đầu tư vào một cổ phiếu như vậy chỉ vì tỷ suất cổ tức cao hơn? Có lẽ là không. Ngày cả khi tìm mua những cổ phiếu cho nhiều cổ tức, bạn cũng phải chắc chắn là công ty đó không có vấn đề gì về tài chính.

      Khi bạn tìm mua những cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, bạn cần xem xét tỷ lệ trả cổ tức của công ty. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được trích ra để trả cho cổ đông dưới hình thức cổ tức. Nếu tỷ lệ này vượt quá 75% có nghĩa là công ty không tái đầu tư lợi nhuận một cách hợp lý. Một tỷ lệ trả cổ tức cao thường hàm ý là thu nhập của công ty được sử dụng phần lớn để trả cho cổ đông và có nghĩa là công ty đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình.