Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Vấn đề “giá trị thực” và “giá trị ảo” của cổ phiếu

        Vấn đề “giá trị thực” và “giá trị ảo” của cổ phiếu (CP) đã được các chuyên gia phân tích đề cập khá nhiều và đồng thời cũng là câu hỏi mà tất cả công chúng đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn “giá trị thực” đều dựa trên những thông tin thiếu chính xác và khó có thể coi là “thực”. Có nhiều nhà đầu tư “nói về “giá trị thực” của CP mà không biết rõ lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh và tài chính của công ty phát hành CP ra sao, triển vọng tăng trưởng thếnào… Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về “giá trị thực” trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thông nhất với nhau “giá trị thực” được tính như thế nào. Vậy “giá trị thực” là gì?

       Với phương pháp DCF (định giá CP thông qua chiết khấu luồng thu nhập), sử dụng Po (giá trị tài sản ròng vào thời điểm niêm yết) và E (lợi nhuận ước tính của doanh nghiệp trong 5 năm) để tính giá trị thực. Tuy nhiên, liệu kết quả có “thực” không khi:

Vấn đề “giá trị thực”

       Giá trị tài sản ròng hoàn toàn dựa trên giá trị sổ sách, không có liên hệ nhiều với giá trị thị trường của những tài sản này tại thời điểm niêm yết và chịu ảnh hương rất nhiều bởi các chính sách kế toán được áp dụng trước đó.

-     Lợi nhuận trong tương lai chỉ là ước tính dựa trên giá định của từng cá nhân.

-    Giá trị sinh lợi của doanh nghiệp từ sau năm thứ 5 hoàn toàn bị “quên” và không được tính vào giá trị “thực”, trong khi phần giá trị này là không nhỏ trong toàn bộ giá trị nội tại của một doanh nghiệp…