Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Kỹ thuật phân tích đầu tư bằng hệ số

         Mỗi hệ số đề cập ở các phần trước chỉ cung cấp một số thông tin về mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Tuy nhiên, như các bạn biết, việc phân tích tài chính đặc biệt có ý nghĩa khi bạn có một số chuẩn mực để có thể so sánh với các hệ số của một công ty, bạn không chỉ muốn xem khả năng sinh lòi, khả năng thanh toán, tình trạng nợ và các môi liên hệ hoạt động của một sông ty là cao hay thấp, và các yếu tố này đang được cải thiện hay xấu đi, mà bạn còn muốn xác định mức độ hiệu quả hoạt động của cồng ty đó so với các đối thủ cạnh tranh khác, so với ngành hay so với công ty hoạt động tốt nhất cùng ngành.

        Mặc dù nhà quản lý của một công ty có thề tính toán các hệ số của các công ty khác, những các thông tin này đã có sẵn từ các nguồn công khai, chẳng hạn như: Niên giám các hệ số tài chính công nghiệp và kinh doanh, các hệ số kinh doanh chủ yếu, các trang tài chính công ty của các cơ quan định mức tín nhiệm… Các nguồn này cung cấp các hệ số của từng công ty và ngành có thể dùng để so sánh.

        Người ta có thể so sánh những hệ số tài chính chuẩn này với các hệ số của một công ty nào đó để xem chúng khác nhau hay tương tự.

Kỹ thuật phân tích đầu tư

        Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ của công ty giảm, một phần do tỷ lệ nợtrên vốn cổ phần tăng mạnh, nhưng vẫn lớn hơn mức trung bình của ngành. Hơn nữa, bạn có thể thấy ngay rằng nói chung khả năng thanh toán và sinh lợi cũng như khả năng trả nợ lại lớn hơn các công ty cùng ngành. Có một điểm kém hấp dẫn là biến động trong đòn bẩy tài chính của công ty (nợ trên vốn cổ phần), hệ số này đã lên đến 45% và vào thời điểm năm 2005 đã cao hơn hẳn mức trung bình của ngành. Yếu tố này cho thấy rằng trong tương lai công ty nên phát hành cổ phiếu hơn là trái phiếu nhằm giữ hệ số nợ trên vốn tương đương với mức hợp lý của ngành.

          Bảng cũng cho thấy mặc dầu tỷ lệ tăng trưởng của công ty tương đương với mức trong toàn ngành nhưng tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) lại cao hơn, chủ yếu là khả năng thanh toán cũng như danh tiếng của công ty vượt trội so với toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh đổi rủi ro lợi nhuận của công ty vào năm 1998 tương đương mức toàn ngành như đã thấy trong hệ số đồng biến thiên. Các nhà đầu tư hiển nhiên nhận thấy sự tăng trưởng trong tỷ lệ nợ trên vốn là đáng báo động, do vậy, tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) giảm từ 10,5 năm 1998 xuống 10,0 năm 2005, trong khi đó tỷ lệ P/E của ngành không thay đổi trong cùng kỳ.

        Việc chi tiết hoá các hệ số như trong bảng 5 giúp các công ty chỉ ra được những điểm yếu và điểm mạnh trong hoạt động cuả mình. Như vậy, việc phân tích các hệ số cung cấp cho các nhà quản lý những công cụ để cải thiện và phát triển hoạt động của công ty.