Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Hệ số thu nhập và hệ số trang trải

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ

Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Để đạt được mục đích này, bạn có thể sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi – EBIT) để trả lãi của một công ty. Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ lãi của nó đến mức nào. Rõ ràng, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn.

                                                                    EBIT

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = ——————————-

                                                      Chi phí trả lãi hàng năm

                                                         8.000.000

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ =  —————- = 2,67

                                                         3.000.000

Nói cách khác, thu nhập cao gấp 2,7 làn chi phí trả lãi.

Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty này được hạn chế bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các công ty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó đế trả nợ lãi. Những gì mà một công ty cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê và chi phí cổ tức ưu đãi.

Hệ số thu nhập

Hệ số trang trải chung.

Để giải quyết vấn đề có liên quan đến hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, có thể tính toán hệ số trang trải chung:

                                              Các nguồn thu tiền mặt

Hệ số trang trải chung = —————————————

                                              Các chi phí cần trang trải

Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân nhắc, rõ ràng, một công ty và các nhà đầu tư của công ty muốn có hệ sô” trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng sinh lãi của công ty.

Khi các hệ số nợ lớn quá mức, công ty có thể nhận thấy chi phí vốn của mình tăng lên. Giá trị các cô phiếu của công ty cũng có thể giảm xuống tương ứng với mức độ rủi ro của công ty tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài chính phải thận trọng để tránh tình trạng nợ trầm trọng trong cơ cấu vốn của mình. Các nguồn dữ liệu quan trọng của ngành có thể tìm thấy trong các báo cáo tài chính hàng quý từ Uỷ ban Chứng khoán về các ngành sản xuất, bán lẻ, khai thác mỏ. Bạn cũng có thể tham chiếu báo cáo của các tô chức định mức tín nhiệm để có các số liệu tổng hợp tương tự.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: giao dịch chứng khoán, điều kiện phát hành chứng khoán