Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Cơ sở trao đổi giữa doanh nghiệp và công chúng: đền bù rủi ro kinh doanh

         Doanh nhân cần vốn ngắn, vốn dài, nhưng hàng làm ra có thể không bán được, bị hỏng, bị mất…. Hàng mất thì không có doanh thu. Cho nên công việc làm ăn của doanh nhân luôn luôn có rủi ro, gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro này nằm ở 2 chỗ là thời gian để thu tiền về và khả năng tiền bị mất.
        Công chúng đầu tư vào doanh nghiệp thì cũng phải chịu rủi ro kinh doanh. Muôn lôi kéo họ, doanh nhân phải hứa hẹn. Lòi hứa là nếu ai giao tiền để cho vay hay hùn vốn, thì sẽ được đền bù rủi ro và việc phải nhịn ăn, nhịn tiêu bây giờ. Mức đền bù sẽ bằng một khoản chênh lệch tính theo phần trăm trên sô” tiền được giao lúc đầu, gọi là lãi suất. Lãi suất là cái giá mà doanh nhân phải trả để mua tiền của người đầu tư. Các nhà kinh tế coi sự giao dịch giữa hai người gọi là một sự trao đổi (trade).
         Từ cơ sở ấy, một nguyên tắc được đặt ra cho sự trao đổi dựa trên lẽ công bằng là nếu có rủi ro mất tiền cao thì lãi suất sẽ cao; việc nhịn ă, nhịn tiêu được tính chung vào lãi suất ấy nhưng bị tuỳ thuộc vào việc doanh nhân có dễ tìm được một người dầu tư khác hay không. Lãi suất tiêu biểu cho rủi ro kinh doanh và là cái giá để mua bán tiền.
Hoá giải sự trái ngược về lợi ích giữa doanh nhân và nhà đầu tư

đền bù rủi ro kinh doanh

          Do nguyên tắc về lãi suất, sự trao đổi giữa doanh nhân và nhà đầu tư luôn là một sự giằng co giữa hai lợi ích khác nhau. Người đầu tư muốn lãi suất cao, thu tiền sớm. Doanh nhân lại muốn lãi suất thấp, mà lâu mới trả tiền; nhất là những người thực hiện những dự án lớn. Đó là đòi hỏi cực đoan giữa các bên. Giải quyết mâu thuẫn này là công trình của loài người kéo dài qua nhiều thế kỷ và bằng hai cách chính.
         Cách thứ nhất là để hai bên trao đổi với nhau qua trung gian là thị trường tiền tệ; chủ yếu do các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thực hiện. Cách sau là qua thị trường tài chính, tức thị trường khoán (thị trường chứng khoán). Khoảng cách xuất hiện của hai phương cách này khá dài. Thí dụ ở Mỹ, ngân hàng đầu tiên xuất hiện năm 1781 (Bank of North America) còn thị trường chứng khoán New York ra đời năm 1863. Sở dĩ như vậy là vì các yếu tố để hình thành phải đi đồng bộ với nhau và đi từ thấp lên cao.