Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Thông tin tài chính – công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?

      Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia thành 2 phần:

-    Thông tin tài chính trong quá khứ;

-    Thông tin tài chính trong tương lai.

a)     Phần thông tin tài chính trong quá khứ

      Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ 2 năm tài chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích hoạt động tài chính trong quá khứ. Nếu có bất cứ một sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đói trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.

Thông tin tài chính

b)     Phần thông tin tài chính tương lai

     Gồm các dự tính về:

-     Doanh thu;

-    Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;

-    Lợi nhuận sau thuế;

-    Tổng cổ tức và cổ tức ròng.

       Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành, bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cố phiếu tính theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký hiệu là p /E). Hệ sô này cho thấy khi nào thì giá cố phiếu phù hợp với thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có p /E cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp p /E cao có thề là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ số p /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành, bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.