Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Bối cảnh hình thành thị trường chứng khoán

        Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển và ra đời của mỗi loại hình hàng hoá, dịch vụ đều bắt nguồn từ cái đơn giản nhất, đó chính là “nhu cầu” của con người.
         Thị trường chứng khoán về cơ bản cũng là một loại thị trường hoạt động như các loại thị trường khác, tức là: có kẻ mua, có người bán, có hàng hoá. Thị trường chứng khoán giải quyết, đáp ứng 2 nhu cầu, đó là nhu cầu cần vốn đầu tư, và nhu cầu đầu tư để tái sinh lợi.
         Để mua hàng, ta phải đi làm để có tiền, gọi là lợi tức hay thu nhập. Mua sắm đủ cho hôm nay, ta còn phải dành ít thu nhập để phòng cho ngày mai, nhỡ đau yếu, bệnh tật, đó là tiết kiệm. Chúng ta có thể cho người khác sử dụng tiền tiết kiệm bằng cách cho vay, hoặc hùn vốn. Nếu ta đưa tiền cho doanh nhân dùng tức là chúng ta đầu tư, vì với số tiền của ta, doanh nhân sẽ làm cho số tài sản hiện có được tăng thêm. Doanh nhân và ta cần có nhau. Doanh nhân sản xuất, ta mua hàng của họ rồi đầu tư vào họ vì họ sẽ sản xuất nhiều hơn cho ta và con cháu ta. Vì vậy, chúng ta là người tiêu thụ nhưng cũng có khi trở thành người đầu tư. Những người như ta rất đông tạo nên một thành phần trong nền kinh tế gọi là công chúng.

Bối cảnh hình thành

           Doanh nhân lúc nào củng cần tiền
          Doanh nhân luôn luôn cần tiền của người đầu tư. Bởi vì doanh nhân phải bỏ tiền của chính mình ra, gọi là vốn, trong hai giai đoạn: lúc đầu, mua sắm nhà cửa, máy móc, xe cộ làm công cụ sản xuất. Những thứ này dùng vài năm mới hỏng, nên tiền bỏ ra mua chúng gọi là vốn cố định, về sau, doanh nhân tiếp tục bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu, thuê thầy thợ, trả điện nước để làm ra sản phẩm; tiền này gọi là vốn lưu động. Từ lúc bỏ tiền mua, rồi làm ra sản phẩm, đem đi bán đến khi thu tiền về bao giờ cũng phải mất đi một thời gian. Thí du, từ khi bắt đầu làm cái máy cày đến khi hoàn thành và bán được sản phẩm mất 1 tháng thì thời gian đó gọi là vòng quay vốn.